top of page

BỊ TÊ CHÂN LÀ DO ĐÂU VÀ CÓ CHỮA TRỊ ĐƯỢC KHÔNG?

Ảnh của tác giả: Nhạn DiệpNhạn Diệp

Hiện tượng tê chân diễn ra khá phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày. Bạn có thể bị tê chân vì ngồi quá lâu ở tư thế không thoải mái khiến máu lưu thông không tốt đến chân. Tuy nhiên, nếu bị tê chân thường xuyên, kéo dài thì khả năng đó là biểu hiện của một bệnh lý nào đó. Các bác sĩ khuyến nghị nếu tình trạng tê chân diễn ra liên tục hơn một tuần thì cần lưu ý và thăm khám sớm để hiểu gốc rễ nguyên nhân và điều trị kịp thời. Vậy tê chân có thể là triệu chứng của những bệnh lý nào?


Tê chân có thể là biểu hiện của bệnh lý hoặc do thói quen sinh hoạt
Tê chân có thể là biểu hiện của bệnh lý hoặc do thói quen sinh hoạt

1. Bệnh lý ẩn sau triệu chứng tê chân

1.1. Thoái hoá khớp, đốt sống

Tình trạng các khớp bị thoái hoá, các sụn bị bào mòn và mỏng dần, khiến xương và dây thần kinh cọ vào nhau, dẫn đến tê chân. Cảm giác tê bì thường xuất hiện vào buổi tối hoặc những ngày thời tiết thay đổi. Có thể đau từ thắt lưng lan xuống chân.


1.2. Các bệnh lý ở khu vực lưng dưới

Các vấn đề ở lưng dưới, chẳng hạn như vỡ hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống, có thể gây chèn ép các dây thần kinh đi xuống chân, dẫn đến tê hoặc rối loạn cảm giác.

Đau thần kinh tọa là tên gọi của sự kích thích dây thần kinh tọa chạy từ lưng dưới xuống chân. Nếu dây thần kinh này bị kích thích hoặc chèn ép, có thể gây cảm giác tê hoặc ngứa ran ở chân hoặc bàn chân.


1.3. Bệnh động mạch ngoại vi (Xơ vữa động mạch)

Bệnh động mạch ngoại vi (PAD) làm cho các động mạch máu ngoại biên ở chân, tay và dạ dày bị thu hẹp, làm giảm lưu lượng máu được bơm. Và hầu như bộ phận chịu ảnh hưởng của bệnh này đều là chi dưới.


Ngoài triệu chứng tê chân, người mắc căn bệnh này sẽ thấy xuất hiện những cơn đau và chuột rút ở chân và hông khi họ đi bộ hoặc đi lên cầu thang. Và hầu hết mọi người đều thấy chân bị yếu đi.


1.4. Đau xơ cơ hoá

Đau cơ xơ hóa là một tình trạng gây ra đau nhức cơ thể lan rộng, cơ thể trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết khi mắc hội chứng này. Một trong những triệu chứng của bệnh này là bị tê và ngứa ran ở bàn tay và bàn chân.

>> Tìm hiểu thêm: Hội chứng đau xơ cơ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị.


1.5. Đa xơ cứng

Những người mắc bệnh đa xơ cứng bị tổn thương dây thần kinh cảm giác có thể gây tê ở một vùng nhỏ trên cơ thể hoặc toàn bộ tứ chi. Mặc dù tình trạng tê liệt liên quan đến bệnh đa xơ cứng thường chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, nhưng nó có thể kéo dài đủ lâu để trở nên tàn tật.


2. Các nguyên nhân gây tê chân không do bệnh lý

Ngoài nguyên nhân do bệnh lý, cảm giác tê chân cũng có thể đến từ các nguồn khác như:

  • Thói quen sinh hoạt: Mang cao gót, ngồi lâu, ngồi điều hoà nhiều, khuân vác vật nặng sai tư thế,...

  • Căng thẳng, áp lực công việc, thiếu ngủ làm tổn thương dây thần kinh

  • Lạm dụng rượu bia

  • Thiếu dinh dưỡng như vitamin B12, magie,...

  • Thiếu máu


3. Cách điều trị tê chân

Điều trị tê chân cũng tương tự tê tay, nó hoàn toàn phụ thuộc vào gốc rễ nguyên nhân dẫn đến tình tê bì. Cần xác định nguyên nhân gây bệnh để có phác đồ điều trị phù hợp và tối ưu.


Đối với các nguyên nhân không thuộc bệnh lý, người bệnh có thể dễ dàng khắc phục tình trạng bằng cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ. Đối với nguyên do bệnh lý thì cần thăm khám để xác định bệnh và điều trị bệnh để giảm triệu chứng tê chân.


Các biện pháp có thể áp dụng tại nhà để giảm tê khó chịu ở chân và bàn chân:

  • Nghỉ ngơi: Nhiều tình trạng gây tê chân và bàn chân, chẳng hạn như áp lực thần kinh, sẽ cải thiện khi nghỉ ngơi.

  • Chườm lạnh: Chườm lạnh hoặc bọc túi nước đá lên chân và bàn chân bị tê trong 15 phút, vài lần mỗi ngày.

  • Chườm nóng: Nhiệt đôi khi có thể giúp nới lỏng các cơ bị cứng, đau hoặc căng, yếu tố gây áp lực lên các dây thần kinh và gây tê. Tuy nhiên, tránh để chân và bàn chân bị tê quá nóng, vì có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và gây đau và tê.

  • Massage: Xoa bóp chân và bàn chân bị tê giúp cải thiện lưu lượng máu và có thể làm giảm các triệu chứng.

  • Tập thể dục: Các hoạt động như yoga, Pilates và thái cực quyền có thể thúc đẩy lưu thông máu và giảm viêm hoặc đau mãn tính.

  • Kỹ thuật tinh thần và giảm căng thẳng: Những người mắc các bệnh gây tê mãn tính, chẳng hạn như đa xơ cứng và đau cơ xơ hóa, nên cố gắng tập trung vào thực tế là các giai đoạn tê thường ngắn và tự biến mất. Căng thẳng cũng có xu hướng làm cho các triệu chứng rối loạn hệ thần kinh trung ương trở nên tồi tệ hơn.

  • Ngủ: Ngủ đủ giấc luôn là điều quan trọng. Nhiều tình trạng mãn tính liên quan đến tê chân và bàn chân trở nên tệ hơn khi thiếu ngủ.

  • Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng: Suy dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vitamin B, có thể gây tổn thương dây thần kinh dẫn đến tê bì. Nhận đủ vitamin và các chất dinh dưỡng khác cũng có thể làm giảm viêm và đau mãn tính, có thể gây tê.

  • Giảm hoặc tránh uống rượu: Rượu có chứa độc tố có thể gây tổn thương thần kinh và tê liệt. Rượu cũng thường làm cho các triệu chứng đau mãn tính và tình trạng viêm nặng hơn.


Anma Therapy ứng dụng phương pháp massage trị liệu Nhật Bản để xử lý các vấn đề về cơ xương khớp gây tê tay chân. Với phương châm không thuốc, không tiêm, không phẫu thuật, đội ngũ chuyên viên của Anma Therapy sử dụng kiến thức cơ xương khớp kèm các thao tác xoa bóp để giúp bệnh nhân lưu thông khí huyết, giảm đau mỏi tê chân. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với bệnh lý của bạn. Vì sức khoẻ của bạn là niềm vui của chúng tôi.


Liên hệ ngay để được tư vấn.


Comentarios


Liên Hệ

Địa Chỉ

  ​

34 Vũ Tùng, Phường 02, Quận Bình Thạnh, TP. HCM

Đặt Lịch Hẹn

Hotline :0984 549 482 

Thời Gian Làm Việc

Thứ 2 -Chủ nhật

            

9:00 am – 8: 00 pm

  • Facebook
bottom of page