Nhiều người không ngủ đủ giấc và điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của họ.
Thời lượng ngủ phù hợp có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng theo khuyến nghị từ các chuyên gia, người lớn nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm. Họ cũng ước tính rằng cứ 3 người trưởng thành thì có 1 người không ngủ đủ giấc.
Giấc ngủ bị gián đoạn đôi khi có thể gây phiền toái, trong khi việc mất ngủ liên tục có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc hoặc học tập, khả năng hoạt động hàng ngày, chất lượng cuộc sống và sức khỏe của họ.

Bài viết này đi qua những ảnh hưởng của việc mất ngủ và cách điều trị cũng như phòng tránh.
Ngủ bao nhiêu là đủ?
Theo khuyến nghị từ chuyên gia, nhu cầu về thời lượng giấc ngủ sẽ khác biệt giữa các độ tuổi. Cụ thể trong bảng sau:
Tuổi | Thời lượng giấc ngủ cần thiết (giờ) |
4-12 tháng | 12-16 giờ (kể cả ngủ trưa) |
1-2 tuổi | 11–14 giờ (kể cả ngủ trưa) |
3-5 tuổi | 10-13 giờ (kể cả ngủ trưa) |
6-12 tuổi | 9-12 giờ |
13-18 tuổi | 8-10 giờ |
18-60 tuổi | 7 giờ trở lên |
Điều quan trọng khác là chất lượng giấc ngủ. Nếu một người có giấc ngủ kém chất lượng, họ sẽ cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau, bất kể họ đã ngủ bao nhiêu giờ.
Triệu chứng mất ngủ
Một người ngủ quá ít hoặc giấc ngủ không đủ chất lượng có thể gặp một loạt các triệu chứng, bao gồm:
Mệt mỏi
Cáu gắt
Thay đổi tâm trạng
Khó tập trung và ghi nhớ
Giảm ham muốn tình dục

Mất ngủ ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Mất ngủ, giấc ngủ không chất lượng có thể ảnh hưởng đến các khía cạnh khác nhau của sức khỏe, bao gồm:
Hệ thống miễn dịch: Thiếu ngủ có thể khiến một người dễ bị nhiễm trùng hơn, có thể mất nhiều thời gian hơn để giải quyết và mắc các bệnh về đường hô hấp.
Cân nặng: Giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến các hormone kiểm soát cảm giác đói và no. Nó cũng có thể kích hoạt giải phóng insulin. Thay đổi giấc ngủ có thể làm tăng lượng chất béo dự trữ, thay đổi trọng lượng cơ thể và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.
Hệ thống tim mạch: Giấc ngủ giúp chữa lành và tái tạo mạch máu, đồng thời duy trì huyết áp, lượng đường và kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Ngủ quá ít có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Mức độ hormone: Ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone, bao gồm cả việc sản xuất hormone tăng trưởng và testosterone. Nó cũng khiến cơ thể giải phóng thêm các hormone gây căng thẳng, chẳng hạn như norepinephrine và cortisol.
Não bộ: Thiếu ngủ ảnh hưởng đến vỏ não trước trán, khu vực đóng vai trò xử lý lý luận và cảm xúc. Thiếu ngủ cũng có thể khiến một người khó hình thành những ký ức mới, điều này có thể ảnh hưởng đến việc học.
Khả năng sinh sản: Giấc ngủ kém có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone giúp tăng khả năng sinh sản.
Tăng nguy cơ tai nạn: Mất ngủ làm giảm khả năng tập trung trong sinh hoạt hàng ngày, đồng nghĩa khả năng xảy ra tai nạn khi điều khiển xe tăng cao.
Mất ngủ kinh niên không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn như tăng huyết áp, bệnh tiểu đường hoặc kháng insulin, đau tim, béo phì, trầm cảm, rối loạn tâm thần.
Nguyên nhân gây mất ngủ
Có nhiều lý do khiến một người mất ngủ hoặc không ngủ đủ giấc.
Làm việc theo ca
Chạy deadlines
Môi trường ngủ ồn ào hoặc nhiệt độ không phù hợp
Sử dụng các thiết bị điện tử gần giờ đi ngủ hoặc để chúng quá gần khi ngủ
Chăm sóc người khác trong đêm
Các vấn đề sức khỏe thường làm gián đoạn giấc ngủ bao gồm:
Hội chứng mệt mỏi mãn tính
Đau mãn tính
Căng thẳng, trầm cảm
Rối loạn lưỡng cực
Tâm thần phân liệt
Béo phì
Chứng ngưng thở lúc ngủ
Phương pháp điều trị & ngăn ngừa tình trạng mất ngủ
Một số cách tiếp cận không cần thuốc mà người mất ngủ có thể thử nghiệm tại nhà trước khi gặp bác sĩ.
Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần, với mục tiêu thiết lập một thói quen
Tránh ăn 2–3 giờ trước khi đi ngủ
Tập thể dục thường xuyên
Giữ cho phòng ngủ yên tĩnh, tối và thông thoáng
Tắt các thiết bị điện tử và để xa khu vực ngủ
Hạn chế tiêu thụ caffeine và rượu, đặc biệt là gần giờ đi ngủ
Tránh sử dụng thuốc lá
Một số liệu pháp thay thế chữa trị mất ngủ nếu các cách trên không mang lại hiệu quả:
Châm cứu
Thiền
Tập yoga
Bấm huyệt
Tập bộ môn Thái Cực

Chứng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ nếu không chữa trị kịp thời sẽ dần trở thành gánh nặng trong cuộc sống hàng ngày bởi sự ảnh hưởng của nó đối với nhiều khía cạnh khác nhau. Chưa kể, mất ngủ lâu ngày có thể dẫn đến các bệnh lý và biến chứng khó lường. Vì vậy, cần quan tâm kĩ đến chất lượng giấc ngủ, thực hiện các biện pháp phòng ngừa mất ngủ và gặp bác sĩ trong trường hợp cần thiết.
Thực hiện massage trị liệu để cơ thể được thư giãn hoặc để điều trị các triệu chứng đau mãn tính từ bệnh lý cơ xương khớp, từ đó dễ ngủ hơn là phương pháp được nhiều người lựa chọn tại Anma Therapy. Lý do chính khiến họ tin chọn phương pháp này là vì vừa được thư giãn, vừa được lợi sức khoẻ mà không cần sử dụng thuốc. Anma Therapy luôn sẵn sàng đồng hành cùng quý khách trong từng vấn đề sức khoẻ mà quý khách gặp phải. Sức khoẻ của quý khách là niềm vui của chúng tôi.
Commentaires