top of page

TÊ TAY: NGUYÊN NHÂN & ĐIỀU TRỊ

Ảnh của tác giả: Nhạn DiệpNhạn Diệp

Tê ở một hoặc cả hai tay mô tả tình trạng mất cảm giác ở bàn tay hoặc ngón tay. Thông thường, có thể bị tê tay cùng với những triệu chứng khác, chẳng hạn như cảm giác kim châm, nóng rát hoặc ngứa ran. Cánh tay, bàn tay hoặc ngón tay có thể cảm thấy vụng về hoặc yếu ớt, không có lực khi thực hiện một số thao tác nhất định.


Cảm giác tê bì có thể xảy ra dọc theo một dây thần kinh ở một tay hoặc có thể xảy ra đối xứng ở cả hai tay. Vậy nguyên nhân do đâu khiến một người có thể bị tê bì ở tay?


Tê tay có thể là biểu hiện của các hội chứng bệnh lý khác
Tê tay có thể là biểu hiện của các hội chứng bệnh lý khác

1. Nguyên nhân gây tê bì ở tay

Tê tay có thể do tổn thương, kích thích hoặc chèn ép một trong các dây thần kinh hoặc nhánh của một trong các dây thần kinh ở cánh tay và cổ tay.


Các bệnh ảnh hưởng đến dây thần kinh ngoại vi, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, cũng có thể gây tê, mặc dù với bệnh tiểu đường, các triệu chứng tương tự thường xảy ra đầu tiên ở bàn chân của bạn.


Hiếm gặp hơn, tình trạng tê có thể do các vấn đề ở não hoặc tủy sống gây ra, mặc dù trong những trường hợp như vậy, cánh tay hoặc bàn tay cũng bị yếu hoặc mất chức năng. Tê đơn thuần thường không liên quan đến các rối loạn có khả năng đe dọa tính mạng, chẳng hạn như đột quỵ hoặc khối u.


Bác sĩ sẽ cần thông tin chi tiết về các triệu chứng để chẩn đoán nguyên nhân gây tê bì ở tay. Có thể sẽ cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác nhau để xác nhận nguyên nhân trước khi có phác đồ điều trị thích hợp.


Các nguyên nhân có thể gây tê ở một hoặc cả hai tay bao gồm:

Tình trạng não và hệ thần kinh

  • Thoái hóa đốt sống cổ

  • Hội chứng Guillain Barre

  • Hội chứng paraneoplastic của hệ thống thần kinh

  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên

  • Chấn thương tủy sống

  • Đột quỵ

Chấn thương do vận động, tai nạn

  • Tổn thương thần kinh cánh tay, vai

  • Hội chứng ống cổ tay

  • Hội chứng đường hầm xương trụ

Các bệnh mãn tính

  • Rối loạn sử dụng rượu

  • Amyloidosis - Rối loạn nội tiết và chuyển hoá

  • Bệnh tiểu đường

  • Đa xơ cứng

  • Bệnh Raynaud

  • Hội chứng Sjogren - Rối loạn mô cơ xương và mô liên kết

Thiếu chất

  • Thiếu Viatmin B12, Magie, Kali

Ngoài các bệnh tự miễn như Amyloidosis và hội chứng Sjogren, đa phần các tác nhân còn lại đều gây chèn ép dây thần kinh, khiến máu huyết lưu thông không tốt, dẫn đến tình trạng tê tay, ngứa ran, yếu cơ.


2. Điều trị tê tay

Như liệt kê ở trên, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng tê tay. Tuỳ theo nguyên nhân mắc bệnh là gì, sẽ có phác đồ và phương pháp điều trị phù hợp. Các phương án điều trị có thể gồm:


2.1. Điều trị bằng thuốc giảm đau

  • Thuốc giảm đau thần kinh (dây thần kinh) để điều trị bệnh thần kinh ngoại vi

  • Thuốc chống viêm cơ xương khớp

  • Một số trường hợp sử dụng thuốc tiêm giảm đau để giảm triệu chứng

2.2. Điều trị bệnh lý gây ra triệu chứng tê bì ở tay

  • Thiếu vitamin: Bổ sung đầy đủ các vitamin B12, Magie, Kali trong dinh dưỡng hàng ngày

  • Bệnh tiểu đường: kiểm soát tốt ăn uống, điều tiết lượng đường nạp vào cơ thể

  • Bệnh lý cơ xương khớp: các bệnh lý về cơ xương khớp rất đa dạng, người bệnh cần nghiêm túc tìm hiểu, thăm khám và điều trị dứt điểm để tránh xảy ra các triệu chứng nặng hơn.


Anma Therapy ứng dụng phương pháp massage trị liệu Nhật Bản để xử lý các vấn đề về cơ xương khớp gây tê ở tay. Với phương châm không thuốc, không tiêm, không phẫu thuật, đội ngũ chuyên viên của Anma Therapy sử dụng kiến thức cơ xương khớp kèm các thao tác xoa bóp để giúp bệnh nhân lưu thông khí huyết, giảm đau mỏi tê tay. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với bệnh lý của bạn. Vì sức khoẻ của bạn là niềm vui của chúng tôi.


Liên hệ ngay để được tư vấn.


Comments


Liên Hệ

Địa Chỉ

  ​

34 Vũ Tùng, Phường 02, Quận Bình Thạnh, TP. HCM

Đặt Lịch Hẹn

Hotline :0984 549 482 

Thời Gian Làm Việc

Thứ 2 -Chủ nhật

            

9:00 am – 8: 00 pm

  • Facebook
bottom of page