Trong bài viết này:
Tư thế là gì?
Tư thế là cách cơ thể bạn được giữ trong không gian - đứng và ngồi dưới trọng lực Trái Đất (tải trọng trường). Ở tư thế chuẩn, cột sống của bạn chịu áp lực tối thiểu trong việc duy trì tư thế cân bằng cho cơ thể.

Nguồn hình ảnh: www.bqpt.com.au
Vì sao tư thế bị mất cân bằng?
Có 2 nguyên do chính dẫn đến tình trạng mất cân bằng trong tư thế. Một là đến từ cấu trúc xương, hai là đến từ các nhóm cơ đối xứng. Một trong hai yếu tố này bị mất cân bằng đều dẫn đến tình trạng mất cân bằng tư thế tổng thể. Cùng Anma Therapy tìm hiểu qua 2 nguyên nhân này nhé.
Mất cân bằng cấu trúc xương
Cấu trúc xương giúp định hình tư thế con người, đặc biệt là cột sống. Cột sống thẳng, duy trì được đường cong sinh lý sẽ giúp cân đối các bộ phận có tính chất đối xứng như vai, eo, hông. Khung xương không xô lệch đồng nghĩa tư thế cân bằng. Ngược lại, nếu một trong các bộ phận nêu trên mất đi tính cân đối hai bên, tư thế lập tức mất cân bằng.
Bệnh lý thường gặp nhất trong trường hợp mất cân bằng cấu trúc xương là chứng vẹo cột sống, tình trạng cột sống bị cong sang trái hoặc phải, khiến vai, eo, hông, khung xương sườn không đều ở hai bên, gây mất thẩm mỹ vóc dáng cũng như một số hạn chế trong sinh hoạt hàng ngày.
Ít phổ biến hơn là hội chứng bàn chân bẹt, tức bàn chân bằng phẳng, không có phần lõm. Hội chứng này gây ảnh hưởng lớn đến thần kinh cột sống, dẫn đến lệch trục cơ thể.
Một số nguyên nhân khác có thể dẫn tới xô lệch cấu trúc xương như thường xuyên mang vác vật nặng, tai nạn chấn thương,...
Mất cân bằng ở các nhóm cơ đối xứng
Cơ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hình tư thế chúng ta. Nếu đối với xương là vấn đề lệch trục thì đối với cơ là lệch về kích thước ở các nhóm cơ đối xứng. Cụ thể, đó là tình trạng có một bên cơ phát triển mạnh hơn và kết quả to hơn bên còn lại.
Nguyên nhân dẫn đến lệch cơ chủ yếu do:
Thói quen sinh hoạt, sử dụng tay/chân thuận nhiều hơn bên còn lại
Tập luyện thể thao sai tư thế, phân bổ lực không đều ở hai bên
Tư thế mất cân bằng nguy hiểm thế nào?
Mất cân bằng tư thế đặc biệt là cột sống sẽ tạo áp lực lên đĩa đệm và chèn ép các dây thần kinh tuỷ sống. Các dây thần kinh này lại kết nối trực tiếp với các cơ quan nội tạng và hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Do đó, khi bạn bắt đầu có những cơn đau mỏi ở lưng, cổ, vai, gáy thì sức khoẻ tổng quan của bạn đã có dấu hiệu đi xuống.
Các bệnh lý bạn có khả năng mắc phải khi tư thế mất cân bằng mà không được điều chỉnh kịp thời có thể kể đến là:
Thoái hoá cột sống, dẫn tới thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, viêm đốt sống, đau thần kinh toạ. Các bệnh này nếu để nặng thì nhiều khả năng bác sĩ sẽ chỉ định bạn phẫu thuật. Tuy nhiên phẫu thuật không phải là giải pháp tối ưu và có hiệu quả vĩnh viễn. Bạn vẫn có nguy cơ mắc lại hay tệ hơn là mất khả năng vận động.
Đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, kém tập trung do các dây thần kinh tuỷ sống bị chèn ép khiến tuần hoàn máu lên não bị ảnh hưởng.
Khó thở, viêm phổi, đặc biệt trong trường hợp bị gù lưng. Lồng ngực bị nén ảnh hưởng tới chức năng hoạt động bình thường của phổi.
Viêm khớp: Tư thế mất cân bằng khiến cơ thể phân bổ trọng lượng không đồng đều, một số khớp phải chịu áp lực lớn hơn gây thoái hoá và viêm.
Các vấn đề về dạ dày: Khi tư thế của bạn bị mất cân bằng, các dây thần kinh cột sống bị chèn ép cũng khiến chức năng dạ dày bị suy giảm. Bạn có khả năng bị ợ chua, trào ngược dạ dày,…
Dễ mắc các bệnh cảm sốt, cúm mùa do hệ miễn dịch bị suy giảm.
5 cách điều chỉnh lại tư thế chuẩn
1. Chú ý tư thế
Tư thế đi, đứng, ngồi để cần được lưu ý và điều chỉnh phù hợp để giảm áp lực lên cột sống, đĩa đệm. Khi mang vác đồ nặng, hãy phân bổ trọng lượng đều sang 2 bên của cơ thể.
2. Sử dụng bên không thuận nhiều hơn
Chúng ta đều có bên tay/chân thuận được sử dụng nhiều hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Hãy tăng thêm tần suất sử dụng bên không thuận để cơ phát triển đều hơn.
3. Hạn chế cúi cổ khi học tập, làm việc, đọc sách, sử dụng điện thoại,...
Tư thế cúi đầu nhìn vào điện thoại, laptop hoặc đọc sách quá nhiều trong thời gian dài sẽ tạo áp lực lên vùng cổ, làm cấu trúc xương nơi đây bị thay đổi. Lâu dần, đầu và cổ có xu hướng đẩy về phía trước. Vì vậy, cần để các thiết bị ngang tầm mắt để hạn chế tình trạng trên.
4. Năng động lên!
Bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hay đạp xe sẽ phần nào đó giúp chúng ta chống lại hiện tượng mất cân bằng tư thế. Những bài tập giúp tăng cường sức khoẻ cột sống, vùng cơ trung tâm sẽ tạo thuận lợi cho việc phân bổ trọng lượng đồng đều lên các vị trí trên cơ thể. Tuy nhiên, phải đảm bảo tập đúng kỹ thuật nhé!
5. Giải toả căng thẳng
Khi các cơ hoạt động và bắt đầu mệt mỏi, chúng sẽ thắt lại. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải có các hoạt động phục hồi kèm theo. Các hoạt động có thể bao gồm: kéo giãn (giãn cơ), xoa bóp mô sâu. Bạn nên sử dụng các phương thức này để giảm sự mất cân bằng tư thế.
Anma Therapy đã đồng hành cùng không ít khách hàng trong quá trình cải thiện vóc dáng bằng phương pháp massage trị liệu Nhật Bản trong suốt nhiều năm qua. Đội ngũ Anma Therapy luôn sẵn sàng chào đón và lắng nghe các vấn đề cơ xương khớp quý khách đang gặp phải, từ đó tư vấn hướng điều trị. Sức khoẻ của quý khách là niềm vui của đội ngũ chúng tôi. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 0984 549 482 - 090 933 0565 hoặc đặt lịch hẹn tại đây.
Comments