Bệnh thần kinh ngoại biên là gì?
Trước khi tìm hiểu về bệnh thần kinh ngoại biên, chúng ta cần hiểu hệ thần kinh ngoại biên là gì. Hệ thần kinh của con người được chia làm hai nhóm - thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. Trong đó, hệ thống thần kinh trung ương phụ bao gồm não và tuỷ sống. Còn lại, hệ thống thần kinh ngoại biên đảm nhiệm vai trò truyền tín hiệu từ não và tuỷ sống đến các cơ quan khác trong cơ thể như bốn chi, da, miệng, mắt, mũi, tai, khớp và các cơ quan nội tạng.
Vì thế, bệnh thần kinh ngoại biên không phải một bệnh lý cụ thể nào cả. Thuật ngữ này chỉ các bệnh lý gây ra bởi sự tổn thương các dây thần kinh ngoại vi, cản trở quá trình truyền tín hiệu từ não và tuỷ sống đến phần còn lại của cơ thể. Điều này đồng nghĩa bệnh thần kinh ngoại biên bao gồm nhiều bệnh lý khác nhau, mỗi bệnh lý tương ứng với các triệu chứng khác nhau.

Triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên
Tuỳ vào dây thần kinh ngoại vi nào đang bị tổn thương mà triệu chứng sẽ biểu hiện khác nhau. Để hiểu rõ hơn, bạn cần biết các phân loại của dây thần kinh như sau:
Dây thần kinh cảm giác, nhận thông tin về cảm giác thông qua da chẳng hạn như nhiệt độ, đau, rung hoặc chạm
Dây thần kinh vận động kiểm soát chuyển động của cơ bắp
Dây thần kinh tự trị kiểm soát các chức năng tự động của cơ thể như huyết áp, mồ hôi, nhịp tim, tiêu hóa và chức năng bàng quang
Người mắc phải bệnh thần kinh ngoại biên có thể có một trong các triệu chứng sau:
Tê tay chân, ngứa ran, cảm giác kim châm ở bàn chân hoặc bàn tay, có thể lan lên chân và cánh tay
Cảm giác đau nhói hoặc nóng rát
Độ nhạy của da cực cao khi bị chạm vào, một tác động nhẹ cũng dễ dàng làm tăng cảm giác đau.
Đau trong các hoạt động không gây đau, chẳng hạn như đau ở bàn chân khi đặt vật nặng lên hoặc khi nằm dưới chăn
Các bộ phận cơ thể phối hợp vận động kém, dễ ngã
Yếu cơ
Cảm giác như thể đang đeo găng tay hoặc mang vớ
Tê liệt nếu dây thần kinh vận động bị ảnh hưởng

Nếu dây thần kinh tự chủ bị ảnh hưởng, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:
Tình trạng “không dung nạp nhiệt”: không chịu được nhiệt độ cao, gặp khó khăn trong các hoạt động sản sinh nhiệt như tập thể dục
Đổ mồ hôi quá nhiều hoặc không thể đổ mồ hôi
Các vấn đề về ruột, bàng quang hoặc tiêu hóa
Giảm huyết áp, gây chóng mặt hoặc choáng váng
Bệnh thần kinh ngoại vi có thể ảnh hưởng đến một dây thần kinh (bệnh đơn dây thần kinh), hai hoặc nhiều dây thần kinh ở các khu vực khác nhau (bệnh đa dây thần kinh). Hội chứng ống cổ tay là một ví dụ về bệnh đơn dây thần kinh. Hầu hết những người bị bệnh thần kinh ngoại biên đều có bệnh đa dây thần kinh.
Các bệnh lý liên quan đến bệnh thần kinh ngoại biên
Bệnh thần kinh ngoại biên có thể xuất hiện ở các bệnh lý như:
Bệnh tiểu đường
Các bệnh tự miễn như hội chứng Sjogren, bệnh lupus, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Guillain-Barre, viêm mạch máu...
Nhiễm trùng do vi-rút hoặc vi khuẩn như bệnh Lyme, zona, viêm gan B, bệnh phong, bạch hầu, HIV
Rối loạn di truyền: Các rối loạn như bệnh Charcot-Marie-Tooth là loại bệnh thần kinh di truyền.
Các khối u kể cả lành tính và ác tính (ung thư)
Rối loạn tủy xương: ung thư xương (u tủy), ung thư hạch bạch huyết và bệnh hiếm gặp amyloidosis.
Những căn bệnh khác gồm bệnh thận, bệnh gan, rối loạn mô liên kết và suy thận.
Ngoài ra, một số nguyên nhân liên quan đến thói quen sinh hoạt thường ngày cũng có thể dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên
Lạm dụng rượu
Tiếp xúc với các chất độc hại như thuỷ ngân, chì
Thiếu vitamin B1, B6, B12, E
Tác dụng phụ của một số loại thuốc đặc trị như hoá trị ung thư, điều trị HIV/AIDS
Phương pháp điều trị bệnh thần kinh ngoại biên
Như đã phân tích ở trên, bệnh thần kinh ngoại biên không phải một loại bệnh riêng biệt mà nó là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Tuỳ bệnh lý, sẽ có phương pháp tương ứng để điều trị triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên. Chẳng hạn như gốc rễ là do bệnh tiểu đường, người bệnh sẽ cần xử lý và kiểm soát tốt lượng đường huyết để giảm triệu chứng do bệnh thần kinh ngoại biên gây ra.
Nhìn chung, có thể giảm triệu chứng kích ứng của bệnh thần kinh ngoại biên bằng thuốc, cả kê đơn và không kê đón. Đa số có tác dụng giảm đau. Tuy nhiên, cần được bác sĩ tư vấn kĩ lưỡng và không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài vì có khả năng ảnh hưởng xấu đến chức năng gan, thận.
Một số phương pháp y khoa tiên tiến khác được ứng dụng là liệu pháp thay thế huyết tương/ lọc huyết tương (Plasmapheresis), kích thích thần kinh điện tử xuyên da (TENS).
Ngoài ra, có một số phương pháp hỗ trợ điều trị khác không cần dùng đến thuốc hay phẫu thuật như điều trị thần kinh cột sống (chiropractic), yoga, massage trị liệu, châm cứu, tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xoa bóp trị liệu, Anma Therapy đã gặp và chữa khỏi nhiều ca bị ảnh hưởng bởi bệnh thần kinh ngoại biên. Sử dụng các kĩ thuật xoa bóp, các chuyên viên giúp người bệnh giải toả căng thẳng, giảm triệu chứng đau, phục hồi chức năng cơ xương khớp hiệu quả. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn các vấn đề sức khoẻ xương khớp bạn đang gặp phải. Liên hệ để được tư vấn nhé.
Comments