top of page

CÁC LOẠI CHẤN THƯƠNG THỂ THAO: CÁCH ĐIỀU TRỊ, CÁCH PHÒNG TRÁNH

Ảnh của tác giả: Nhạn DiệpNhạn Diệp

Đã cập nhật: 15 thg 10, 2022

Thể dục thể thao luôn được khuyến khích để tăng cường sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu không có chế độ tập luyện phù hợp hoặc kỹ thuật động tác không chuẩn xác thì người tập sẽ dễ gặp chấn thương, gọi chung là chấn thương thể thao. Tình trạng chấn thương có nhiều cấp độ từ nhẹ đến nặng và thường xảy ra đối với một số bộ phận nhất định trên cơ thể.


Qua bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua 4 vị trí tương ứng 4 loại chấn thương phổ biến, cũng như cách phòng tránh và điều trị chấn thương.



Các loại chấn thương thể thao phổ biến

1. Căng cơ

Căng cơ là chấn thương cơ hoặc gân (mô gắn cơ với xương). Khi căng cơ, cơ hoặc gân bị giãn căng hoặc rách.

Vị trí thường gặp: đùi sau, cơ đùi trong, cơ tứ đầu (cơ đùi trước), cơ bắp chân, cơ lưng và cơ vai.

Biểu hiện: đau nhức, sưng và khó cử động vùng cơ.



Căng cơ - Các loại chấn thương thể thao phổ biến
Căng cơ là một trong những loại chấn thương thường gặp khi tập luyện thể dục thể thao


2. Bong gân

Bong gân là chấn thương dây chằng (mô nối hai hoặc nhiều xương tại một khớp). Khi bong gân, một hoặc nhiều dây chằng bị giãn hoặc bị rách. Bong gân là biểu hiện của sự tổn thương thường gặp khi mọi người hoạt động quá sức và ảnh hưởng đến vùng xương khớp.

Vị trí thường gặp: cổ chân, mắt cá chân, cổ tay.

Biểu hiện: đau sưng, tím, tụ máu và khi ấn lên vùng chấn thương sẽ thấy đau khó chịu.


Bong gân - Chấn thương thể thao thường gặp
Hoạt động quá sức dẫn đến dễ bị bong gân tại các vị trí cổ chân, mắt cá chân, cổ tay


3. Viêm gân khớp vai

Khớp vai là khớp có biên độ vận động lớn nhất cơ thể nên rất dễ bị chấn thương. Chấn thương vùng vai chiếm 1/10 tất cả các chấn thương thể thao. Hầu hết chấn thương do quá tải hoặc lập đi lập lại động tác ném và đẩy. Trong tất cả các khớp, phục hồi chức năng khớp vai sau chấn thương là khó nhất vì tầm vận động quá rộng, nhiều gân cơ tham gia và cần thời gian khá dài sau chấn thương mới có thể trở lại chơi thể thao.

Vị trí thường gặp: bả vai

Biểu hiện: đau vai dữ dội, xuất hiện đột ngột hoặc đau mức độ vừa phải, xuất hiện từ từ, tăng dần cảm giác đau, có một số điểm đau chói, đau lan xuống cánh tay và cổ


Viêm gân khớp vai - Chấn thương thể thao thường gặp
Chấn thương vùng vai chiếm 1/10 tất cả các chấn thương thể thao


4. Chấn thương đầu gối

Khớp gối là khớp có biên độ vận động lớn và quan trọng không kém khớp vai. Khớp gối tham gia vào nhiều hoạt động di chuyển của cơ thể. Cũng chính vì vậy, đây cũng là vị trí dễ gặp chấn thương. Các chấn thương thường gặp ở gối là rách dây chằng chéo trước, rách dây chằng chéo sau, rách dây chằng bên, rách sụn chêm, trật khớp gối, v.v.

Vị trí thường gặp: đầu gối, khớp gối

Biểu hiện: Gối phát ra tiếng “rốp" khi vừa có chấn thương, khớp gối đau, sưng nề. Vận động hạn chế, không thể gấp duỗi như bình thường.


Chấn thương đầu gối - Chấn thương thể thao thường gặp
Các chấn thương thường gặp ở gối là rách dây chằng chéo trước, rách dây chằng chéo sau


Cách điều trị chấn thương thể thao tại nhà theo phương pháp RICE

Đối với những loại chấn thương nhẹ, bạn có thể sơ cứu tại nhà theo phương pháp RICE, viết tắt từ các chữ cái đầu của Rest - Ice - Compression - Elevation.

  • Rest (Nghỉ ngơi): Hạn chế vận động sau chấn thương, nghỉ ngơi để giảm đau.

  • Ice (Chườm lạnh): Giảm sưng và đau bằng cách chườm lạnh bằng túi chuyên dụng. Cần thực hiện trong vòng 24 giờ kể từ khi chấn thương và chườm liên tục trong vòng 2-3 ngày, 20-30 phút/ lần, mỗi lần cách nhau 3-4 giờ.

  • Compression (Băng bó): Cố đinh vị trí chấn thương, giảm thiểu nguy cơ gia tăng chấn thương. Không nên băng bó quá chặt để máu lưu thông dễ dàng.

  • Elevation (Nâng cao): Nguyên tắc giảm đau giảm sưng hiệu quả là phần chấn thương được nâng cao hơn so với toàn bộ cơ thể.


Đối với những loại chấn thương nặng hơn như gãy xương, trật khớp, hoặc sau khi áp dụng phương pháp RICE, triệu chứng đau không thuyên giảm, có chiều hướng đau dữ dội, kéo dài, vết thương sưng tấy, cử động không bình thường, buồn nôn, chóng mặt, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.


Cách phòng tránh chấn thương thể thao

Tập luyện đúng kỹ thuật

Cần chú ý tư thế, thực hiện động tác đúng kỹ thuật, tránh tạo áp lực vào các khớp nối, xương. Nên có sự tư vấn của huấn luyện viên, kỹ thuật viên để đảm bảo tập đúng kỹ thuật.


Chế độ tập luyện phù hợp, vừa phải

Chế độ tập luyện phù hợp rất quan trọng. Tập quá sức, cường độ, bài tập luyện không phù hợp thể trạng dễ dẫn đến chấn thương hơn bao giờ hết. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, huấn luyện viên, kỹ thuật viên để có chế độ tập phù hợp.

Đối với vận động viên chuyên nghiệp cần đảm bảo tập luyện ít nhất 3 tuần trước khi thi đấu, luôn có sự giám sát của huấn luyện viên và bác sĩ thể thao.


Khởi động trước tập, giãn cơ sau tập

Hãy luôn ghi nhớ, không được bỏ qua bộ đôi khởi động trước khi tập và giãn cơ sau khi tập. Khởi động kĩ 10 phút giúp làm nóng các nhóm cơ, chuẩn bị cho các động tác cường độ cao hơn. Tương tự, giãn cơ sau khi kết thúc bài tập giúp các nhóm cơ hạ nhiệt từ từ thay vì dừng đột ngột sẽ tăng cảm giác đau cơ, căng cơ.


Chú ý thiết bị, dụng cụ tập luyện

Cần trang bị các thiết bị tập luyện phù hợp với cơ thể, ví dụ như giày đúng kích cỡ chân.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý khi sử dụng các dụng cụ bổ trợ trong quá trình tập thể dục, tập gym như trọng lượng tạ, kích thước vợt/ gậy/…

Uống đủ nước

Uống 500 - 600ml nước khoảng 2 đến 3 giờ trước khi tập sẽ tiếp đủ năng lượng cho cơ thể, sẵn sàng với bài tập sắp diễn ra.


Trị liệu Thần kinh Cột sống

Trị liệu Thần kinh Cột sống trước mỗi chương trình tập luyện cường độ cao, trước và sau mỗi trận thi đấu để duy trì thể lực và hệ cơ xương khớp tốt nhất. Trong đó, liệu trình giãn cơ trị liệu tác động vào các nhóm cơ sâu thường được ưa chuộng hiện nay.



Đặt lịch massage trị liệu tại Anma Therapy tại đây

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào về chấn thương thể thao, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Anma Therapy để được tư vấn miễn phí. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong ứng dụng phương pháp massage trị liệu Nhật Bản không dùng thuốc, đội ngũ Anma Therapy rất sẵn sàng lắng nghe và giúp bạn hiểu hơn cơ thể mình, điều trị các bệnh lý cơ, xương, khớp từ bên trong. Sức khoẻ của bạn là niềm vui của chúng tôi.


 
 
 

Comments


Liên Hệ

Địa Chỉ

  ​

34 Vũ Tùng, Phường 02, Quận Bình Thạnh, TP. HCM

Đặt Lịch Hẹn

Hotline :0984 549 482 

Thời Gian Làm Việc

Thứ 2 -Chủ nhật

            

9:00 am – 8: 00 pm

  • Facebook
bottom of page