Cũng như các loại hình thể thao khác, đạp xe cũng tiềm tàng nguy cơ chấn thương. Đối với các vận động viên chuyên nghiệp, sử dụng các loại xe đạp chuyên dụng mà đôi khi tốc độ đạp xe có thể lên đến 40-50km/h, tương đương hoặc thậm chí nhanh hơn tốc độ của xe máy, thì có thể tưởng tượng mức độ sát thương khi xảy ra chấn thương cao như thế nào. Nguyên nhân chung dẫn đến chấn thương chủ yếu do sai tư thế đạp xe và các bộ phận xe chưa được điều chỉnh phù hợp với cơ thể.
Anma Therapy đã có kinh nghiệm trong trị liệu các chấn thương mà các vận động viên xe đạp thường gặp. Chúng tôi sẽ chia sẻ những điều cần biết để các bạn tránh những chấn thương không mong muốn xảy ra trong quá trình luyện tập.
1. Các chấn thương thường gặp khi đạp xe
1.1. Chấn thương đầu
Một trong những chấn thương vận động viên xe đạp thường gặp nhất là chấn thương đầu. Đây có thể là những chấn thương nhẹ như trầy xước trên mặt cho đến các chấn thương nghiêm trọng như chấn thương sọ não. Lời khuyên duy nhất và cơ bản nhất để giảm thiểu chấn thương vùng đầu là đội mũ bảo hiểm khi tham gia bộ môn.

1.2. Đau thắt lưng
Tư thế đạp xe yêu cầu các vận động viên thường xuyên cúi gập người về phía trước. Điều này dẫn đến căng thẳng liên tục ở vùng cơ thắt lưng, gây ra những cơn đau mỏi. Các cơn đau sẽ tệ hơn nếu tư thế ngồi sai lệch vì yên quá cao, yên kéo về phía sau quá nhiều, pô tăng quá dài, ghi đông quá thấp.

1.3. Đau đầu gối
Vị trí của yên là yếu tố chính quyết định đầu gối của bạn có bị đau hay không. Yên quá thấp hay yên quá cao đều gây những khó khăn nhất định trong quá trình đạp xe. Các vị trí yên khác nhau sẽ quy định lực tác động lên các bó cơ khác nhau.
Ngoài ra, tần suất đạp xe cũng chi phối một phần trong vấn đề đau gối của người đạp xe. Khi đạp xe, trọng tải lực nên dồn vào cơ đùi. Tuy nhiên, trong trường hợp đạp quá sức, cơ đùi không còn chịu được áp lực thì mọi thứ sẽ bắt đầu dồn xuống gối, tạo nên những cơn đau ở khu vực này.

1.4. Đau cổ tay/ cẳng tay
Một trong những sai lầm thường xuyên mắc phải là khoá khớp khuỷu tay khi đạp xe. Thói quen này rất nguy hiểm, dễ dẫn đến gãy tay khi gặp va chạm. Cần ghi nhớ giữ khuỷu tay hơi cong để có tác dụng giảm sốc.
Cùng khu vực này, cổ tay cũng là vị trí dễ bị đau vì phải giữ tay lái trong thời gian dài. Vị trí cổ tay thấp hơn tay lái tăng áp lực lên vùng này, gây ra những cơn đau khó chịu.

1.5. Hông
Tương tự như khớp gối, nguyên nhân gây đau hông cũng từ vị trí đặt yên. Yên chỉnh quá cao khiến hông đánh sang hai bên, trọng lực tác động nhiều lên khớp hông gây tổn thương.
Yếu tố thứ hai là líp xe. Líp quá thấp cũng khiến các cơ đùi làm việc quá sức, gối không thể duỗi thẳng khi đạp. Từ đó, áp lực lại lần nữa dồn vào hông.
1.6. Mắt cá và khớp cổ chân
Tập luyện quá sức, tập luyện trở lại sau một thời gian dài nghỉ ngơi dễ gây viêm khớp cổ chân. Triệu chứng phổ biến là cảm giác khó chịu ở mặt sau mắt cá, khớp cổ chân hoặc đôi lúc là phần bắp chân.
Vị trí yên xe và ghi đông nếu chỉnh quá xa về trước sẽ xảy ra tình trạng đạp với, dẫn đến tăng áp lực lên khu vực khớp cổ chẩn khi nhấc pedal từ vị trí 6h lên 9h.
Có thể bạn quan tâm: Chấn thương khi chạy bộ và cách khắc phục, phòng tránh
2. Cách xử lý chấn thương xe đạp
Nghỉ ngơi cho đến khi các triệu chứng đau thuyên giảm
Áp dụng phương pháp RICE (Rest - Ice - Compression - Elevation) tức Nghỉ ngơi - Chườm lạnh - Băng bó - Nâng cao.
Vật lý trị liệu để phục hồi chức năng và sức khoẻ của cơ - xương - khớp
Sử dụng các phương pháp xoa bóp trị liệu để giảm triệu chứng đau
Sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, không nên lạm dụng vì thuốc chỉ mang tính chất giảm triệu chứng, không dứt điểm căn cơ bệnh lý.
Nếu chấn thương nghiêm trọng và không thể chữa lành bằng các phương pháp phi phẫu thuật, phẫu thuật là phương án cuối cùng mà các bác sĩ sẽ tư vấn.
3. Các lưu ý để phòng tránh chấn thương khi đạp xe
Trong bộ môn đạp xe, yếu tố cần lưu ý nhiều nhất và cần được chú trọng nhiều nhất để tránh chấn thương chính là chiếc xe đạp. Vận động viên cần trang bị cho mình xe đạp sao cho tư thế đạp xe được thoải mái nhất. Một số bộ phận xe đạp có ảnh hưởng trực tiếp như:
Yên xe
Líp
Ghi đông
Pô tăng
Cần điều chỉnh các bộ phận trên phù hợp với cơ thể, cũng như đảm bảo được tư thế đạp xe đúng đắn.
Ngoài lưu ý chính về xe, người đạp xe nói riêng và người chơi thể thao nói chung đều cần chú ý những việc cơ bản sau để hạn chế tổi thiểu khả năng chấn thương:
Khởi động, làm nóng cơ thể kỹ lưỡng trước khi bắt đầu luyện tập
Giãn cơ đúng cách và đầy đủ sau khi hoàn tất buổi tập hay thi đấu
Uống đủ nước để bù năng lượng cho cơ thể
Bổ sung thêm các chất điện giải trong khẩu phần ăn hằng ngày
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo duy trì đủ năng lượng cho hoạt động hàng ngày
Tại Anma Therapy, đội ngũ chuyên viên được trang bị kiến thức về cấu tạo cơ - xương - khớp và đào tạo kỹ thuật massage trị liệu thuần thục. Hướng chữa trị chấn thương tại Anma Therapy là:
Tìm hiểu vị trí chấn thương của bệnh nhân thông qua lâm sàng, hình ảnh chụp X-quang (nếu có).
Sử dụng các kỹ thuật xoa bóp, nắn chỉnh phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh để giúp bệnh nhân được giãn cơ, giảm dần các cơn đau.
Đội ngũ Anma Therapy với nhiều năm kinh nghiệm trong massage trị liệu luôn sẵn sàng tiếp nhận và tư vấn phương pháp trị liệu cho những cơn đau cơ xương khớp của bạn. Sức khoẻ của bạn là niềm vui của chúng tôi.
>> Tìm hiểu dịch vụ massage trị liệu.
Comentarios