top of page

BÉO PHÌ VÀ CÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

Ảnh của tác giả: Nhạn DiệpNhạn Diệp

Đã cập nhật: 26 thg 11, 2022

1. Béo phì là gì?

Béo phì là một căn bệnh phức tạp liên quan đến lượng mỡ trong cơ thể quá nhiều. Béo phì không chỉ là vấn đề thẩm mỹ. Đó là một vấn đề y tế làm tăng nguy cơ mắc các bệnh và vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như bệnh tim, tiểu đường, huyết áp cao và một số bệnh ung thư.


2. Làm thế nào xác định bệnh béo phì?

Chỉ số khối cơ thể (BMI) thường được sử dụng để chẩn đoán béo phì. Để tính chỉ số BMI, ta chia cân nặng (kg) cho bình phương chiều cao tính bằng mét.

Ví dụ: A nặng 55kg, cao 1,65m.

Chỉ số BMI của A = 55 / (1,65 x 1,65) = 20,2

Dưới 18,5

Thiếu cân

18,5 - 24,9

Bình Thường

25,0 - 29,9

Thừa Cân

30,0 trở lên

Béo Phì

Người châu Á có chỉ số BMI từ 23 trở lên có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe.


BMI giúp chúng ta có ước tính hợp lý về lượng mỡ trong cơ thể. Tuy nhiên, chỉ số BMI không trực tiếp đo lượng mỡ trong cơ thể, vì vậy một số người, chẳng hạn như vận động viên cơ bắp, có thể có chỉ số BMI ở mức béo phì mặc dù họ không có lượng mỡ thừa trong cơ thể.


Một cách khác, các bác sĩ sẽ đo chu vi vòng eo của một người để đưa ra các quyết định điều trị. Các vấn đề sức khỏe liên quan đến cân nặng phổ biến hơn ở nam giới có vòng eo trên 102 cm và ở phụ nữ có vòng eo trên 89 cm.


3. Các ảnh hưởng của bệnh béo phì đến chất lượng cuộc sống

Thừa cân, đặc biệt là béo phì, làm suy giảm hầu hết mọi khía cạnh của sức khỏe, từ tim mạch, hô hấp, cơ xương khớp đến trí nhớ và tâm trạng.


3.1. Bệnh tim mạch

Trọng lượng cơ thể có liên quan trực tiếp đến các yếu tố nguy cơ tim mạch khác nhau. Khi chỉ số BMI tăng lên thì huyết áp, cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL, hoặc “xấu”), triglyceride, lượng đường trong máu và tình trạng viêm cũng tăng theo. Những thay đổi này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, đột quỵ và tử vong do tim mạch.


3.2. Bệnh tiểu đường

Khả năng tổng hợp insulin của tuyến tuỵ giảm làm cho khả năng chuyển hoá glucose cũng giảm theo. Điều này đồng nghĩa nguy cơ thừa lượng đường huyết tăng cao, dẫn đến bệnh tiểu đường.

Các tế bào mỡ, đặc biệt là những tế bào được tích trữ quanh eo, tiết ra hormone và các chất khác gây viêm. Mặc dù tình trạng viêm là một thành phần thiết yếu của hệ thống miễn dịch và là một phần của quá trình chữa bệnh, tình trạng viêm không phù hợp gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Chứng viêm có thể khiến cơ thể phản ứng kém hơn với insulin và thay đổi cách cơ thể chuyển hóa chất béo và carbohydrate, dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn và cuối cùng là bệnh tiểu đường cùng nhiều biến chứng.


3.3. Bệnh hô hấp

Trọng lượng dư thừa làm suy yếu chức năng hô hấp thông qua các con đường cơ học và trao đổi chất. Ví dụ, sự tích tụ mỡ bụng có thể hạn chế sự hạ xuống của cơ hoành, và do đó, sự giãn nở của phổi, trong khi sự tích tụ mỡ nội tạng có thể làm giảm tính linh hoạt của thành ngực, làm suy yếu sức mạnh cơ hô hấp và làm hẹp đường dẫn khí trong phổi. Cytokine được tạo ra bởi tình trạng viêm cấp thấp đi kèm với béo phì cũng có thể cản trở chức năng phổi.


*”Cytokine là các protein hay glycoprotein không phải kháng thể được sản xuất và phóng thích bởi các tế bào bạch cầu viêm và một số tế bào khác không phải bạch cầu. Các protein này hoạt động trong vai trò là các chất trung gian điều hòa giữa các tế bào trong cơ thể.” Theo Wikipedia.


3.4. Rối loạn cơ xương

Trọng lượng dư thừa làm tăng trọng tải lên xương, cơ và khớp. Tại Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 46 triệu người trưởng thành (khoảng một phần năm) bị viêm khớp do bác sĩ chẩn đoán. Thoái hóa khớp gối và khớp háng đều có liên quan mật thiết với bệnh béo phì và bệnh nhân béo phì chiếm 1/3 tổng số ca phẫu thuật thay khớp. Béo phì cũng làm tăng nguy cơ đau lưng, đau chi dưới và tàn tật do các bệnh cơ xương.

3.5. Chức năng sinh sản

Đã có những nghiên cứu chỉ ra béo phì có ảnh hưởng nhất định đến các khía cạnh khác nhau của sinh sản, từ hoạt động tình dục đến khả năng thụ thai. Những ảnh hưởng này xuất hiện ở cả nam và nữ, trong đó nữ có biểu hiện rõ rệt hơn.

Ở phụ nữ, mối liên quan giữa béo phì và vô sinh, chủ yếu là vô sinh do rụng trứng, được thể hiện bằng một đường cong hình chữ U cổ điển. Trong nghiên cứu, phụ nữ có chỉ số BMI từ 20 đến 24 có tỷ lệ vô sinh thấp nhất và tăng lên khi chỉ số BMI thấp hơn hay cao hơn.

Khi mang thai, béo phì làm tăng nguy cơ sinh non, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật và các biến chứng trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Nó cũng làm tăng nhẹ khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh. Một thử nghiệm ngẫu nhiên nhỏ cho thấy giảm cân vừa phải giúp cải thiện khả năng sinh sản ở phụ nữ béo phì.


Béo phì kéo theo nhiều căn bệnh mãn tính và các biến chứng gây cản trở đến cuộc sống. Người bệnh cần thăm khám kịp thời để nhận tư vấn từ các y bác sĩ về liệu trình điều trị, chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao nhằm kiểm soát cân nặng, lượng mỡ trong cơ thể.


Tại Anma Therapy, chúng tôi luôn sẵn sàng đón tiếp và tư vấn cho từng cá nhân giải pháp điều trị phù hợp bằng các bài tập luyện trị liệu cũng như thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Tập luyện đúng cách, ăn uống có kiểm soát sẽ giúp bạn cải thiện rõ rệt cân nặng, thể chất và tinh thần. Hãy để Anma Therapy giúp bạn. Vì sức khoẻ của bạn là niềm vui của chúng tôi!


Comentários


Liên Hệ

Địa Chỉ

  ​

34 Vũ Tùng, Phường 02, Quận Bình Thạnh, TP. HCM

Đặt Lịch Hẹn

Hotline :0984 549 482 

Thời Gian Làm Việc

Thứ 2 -Chủ nhật

            

9:00 am – 8: 00 pm

  • Facebook
bottom of page