Môi trường văn phòng, lao động trí óc trông có vẻ khoẻ mạnh và an toàn nhưng thực tế lại ẩn chứa các mối nguy hại sức khoẻ không thể xem nhẹ. Nếu bạn là người đang làm việc công sở, đừng bỏ qua bài viết này. Cùng tìm hiểu các bệnh văn phòng thường gặp, nguyên nhân gây ra chúng cũng như cách điều trị, phòng tránh.
Trong bài viết này:
1. Bệnh văn phòng là gì?
“Bệnh văn phòng hay hội chứng bệnh văn phòng (SBS) là thuật ngữ chỉ về các loại bệnh tật khác nhau có nguyên nhân từ những điều kiện và môi trường làm việc ở văn phòng, cao ốc và những công việc liên quan đến lao động đặc thù tại văn phòng.”
Theo Wikipedia
Đối tượng mắc hội chứng bệnh văn phòng là nhóm nhân viên công sở, trong đó khả năng mắc bệnh của nữ cao hơn của nam.
2. Nguyên nhân gây bệnh văn phòng
Đối tượng mắc hội chứng bệnh văn phòng là nhóm nhân viên công sở. Nguyên nhân mắc bệnh bao gồm nhiều yếu tố khác nhau xung quanh môi trường làm việc và tính chất công việc.
2.1. Môi trường làm việc
Các yếu tố đặc thù đến từ môi trường làm việc công sở có thể kể đến như:
Máy điều hoà (máy lạnh): Sử dụng điều hoà liên tục nhiều giờ ở nhiệt độ thấp dễ gây ra các bệnh hô hấp. Chưa kể đến nhiệt độ trong văn phòng chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài càng gia tăng khả năng mắc bệnh.
Màn hình máy tính: Đặc thù làm việc trước máy tính liên tục làm giảm thị lực, tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh về cơ xương khớp nhiều hơn người bình thường.
Không gian làm việc: Văn phòng có mật độ nhân sự cao, dẫn đến nồng độ CO2 tại nơi làm việc cũng cao, không tốt cho đường hô hấp của nhân viên. Ngoài ra, chất thải từ các loại thiết bị văn phòng như máy in, photocopy, fax cũng là một trong các yếu tố gây bệnh hô hấp.
2.2. Tính chất công việc
Các nguyên nhân gây bệnh đến từ tính chất công việc như:
Ngồi nhiều, vận động ít: Để đáp ứng tiến độ công việc, nhân viên văn phòng thường phải ngồi liên tục để hoàn thành công việc và hạn chế đứng dậy vận động. Chính vì thói quen không tốt này mà dẫn đến các chứng bệnh về cột sống khá nguy hiểm.
Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Cường độ làm việc cao, ăn uống không đúng giờ hoặc ăn uống không đủ dinh dưỡng, thường xuyên sử dụng rượu bia là những nguyên nhân gây hại cho sức khoẻ của dân phòng.
Stress: Áp lực lớn để đạt các chỉ tiêu công việc khiến dân văn phòng thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng, lo lắng, làm tăng khả năng mắc các triệu chứng như đau đầu, nhức mỏi cơ thể.
3. Các bệnh lý của bệnh văn phòng
Các nhóm bệnh lý thường gặp nhất ở dân văn phòng gồm:
3.1. Bệnh lý cơ, xương, khớp
Ngồi nhiều, ít chú ý đến tư thế ngồi chuẩn, dân công sở là nhóm dễ mắc các triệu chứng như:
Đau cổ vai gáy: do gõ phím liên tục và cúi cổ nhìn màn hình, vô tình đặt áp lực lên phần cổ vai gáy
Vẹo cột sống: do tư thế ngồi không đúng lâu ngày, trọng lượng không phân bổ đều qua hai nửa cơ thể
Thoái hoá đốt sống cổ: ngồi liên tục 1 tư thế, ít vận động đi lại khiến cột sống dễ chùn dẫn đến nguy cơ mắc bệnh thoái hoá đốt sống cổ.
Đau cứng cơ: cũng từ việc ngồi nhiều, các cơ khớp bị xơ cứng, đi kèm cảm giác tê bì, đau mỏi
Đau ống cổ tay: bệnh lý khá phổ biến có nguyên nhân đến từ việc sử dụng bàn phím và chuột vi tính liên tục. Biểu hiện là tê buốt bàn tay, đau ở bàn tay, có khi bỏng rát và nhức cả cẳng tay và cánh tay, tay yếu và tê cứng. Về lâu dài, có thể dẫn đến tàn tật do tổn thương thần kinh và mạch máu
Xương giòn xốp: ngồi cả ngày trong văn phòng, ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời làm xương giòn hơn, tăng nhanh quá trình loãng xương, kéo theo các bệnh lý khác như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống,...

3.2. Bệnh lý về thần kinh
Tính chất công việc lao động trí óc có áp lực công việc lớn, thường xuyên căng thẳng thần kinh làm tăng nguy cơ mắc các chứng rối loạn giấc ngủ, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm loét dạ dày, hội chứng đau nửa đầu, tai biến mạch não.

3.3. Bệnh lý về mắt
Ánh sáng xanh từ màn hình máy tính là tác nhân khiến giảm thị lực, gây các bệnh về mắt như khô mắt, mỏi mắt nhiều.
3.4. Bệnh lý tiêu hoá
Rối loạn giờ giấc ăn uống, cộng thêm chế độ dinh dưỡng không điều độ và không khoẻ mạnh khiến dân văn phòng dễ mắc các bệnh lý tiêu hoá. Điển hình nhất là đau dạ dày, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày.
3.5. Bệnh lý da liễu
Điều hoà trong văn phòng khiến da mất cân bằng độ ẩm, gây ra hiện tượng khô da, rát da, dễ kích ứng nổi mụn.
4. Cách điều trị & phòng tránh
4.1. Vận động, vận động và vận động
Trong các nguyên nhân gây bệnh văn phòng nêu trên, ngồi lâu được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhất. Vì vậy, nhân viên văn phòng cần đứng dậy, đi lại nhiều hơn trong giờ làm việc. Các chuyên gia khuyên rằng cứ mỗi 30 phút, đứng dậy vận động nhẹ giúp thư giãn gân cốt, giảm nguy cơ mắc các bệnh cơ xương khớp.

4.2. Chú ý tư thế ngồi
Không kém phần quan trọng, tư thế ngồi chuẩn chỉnh, giảm bớt áp lực lên cột sống và các đĩa đệm, giúp máu lưu thống tốt hơn, từ đó giảm hẳn khả năng xuất hiện các cơn đau cơ, xương, khớp.
Tư thế ngồi đúng khi làm việc được khuyến khích là ngửa người ra khoảng 135 độ (góc tạo bởi đùi và thân), bàn chân chạm đất.

4.3. Chú ý vấn đề ăn uống
Ăn đúng giờ, hạn chế đồ ăn nhanh và sử dụng rượu bia có kiểm soát là những phương pháp cơ bản nhưng hữu hiệu trong việc duy trì chiếc dạ dày khoẻ mạnh cho dân văn phòng.
4.4. Massage trị liệu
Gần đây, lựa chọn massage trị liệu các bệnh lý cơ xương khớp trở nên rất phổ biến trong giới văn phòng. Massage trị liệu giúp lưu thông khí huyết, thư giãn tinh thần sau nhiều ngày làm việc mệt mỏi thông qua các liệu trình kéo dài trung bình 1 giờ đồng hồ. Phương pháp này giúp giảm các triệu chứng đau mỏi mà không cần dùng đến các loại thuốc giảm đau mang tính tạm thời.

Anma Therapy đã tiếp xúc và chữa trị thành công cho rất nhiều anh chị mắc phải bệnh văn phòng. Đa số là những anh chị trẻ tuổi nhưng cơ thể thường xuyên trong tình trạng uể oải vì đau mỏi vai gáy, thoát vị đĩa đệm, thoái hoá đốt sống cổ. Đội ngũ Anma Therapy luôn sẵn sàng đón nhận các ca bệnh, tư vấn kĩ càng hướng điều trị và từng bước giúp bạn cải thiện chất lượng cơ xương khớp, hướng tới chất lượng công việc và cuộc sống tốt hơn bao giờ hết. Sức khoẻ của bạn là niềm vui của của chúng tôi.
Comments